Giới thiệu về việc làm câu đối cho nghĩa trang họ Phạm ở Nam Định
30/04/2025 10:50:25Anh Trần văn Đường - chuyên viên biên soạn gia phả ở Trung Tâm Nghiên cứu & Thực hành Gia phả, chuyên viên Hán Nôm. Nguyên Phó Văn phòng Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các dòng Họ Việt Nam nhận làm 11 câu đối cho nghĩa trang họ Phạm tại thôn An Trung Trong, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, theo hình ảnh đính kèm.
Từ năm 2018 Trung Tâm Nghiên cứu & Thực hành Gia phả TP.HCM đã dịch bảng gia phả chữ Hán cho dòng họ Phạm ở Nam Định. Đến nay do nhu cầu sử dụng đất nên Nhà nước giải tỏa các mộ riêng lẻ và đền bù cho gia đình. Dòng tộc họp lại và góp thêm tiền xây dựng một nghĩa trang cho các cụ tiên tổ, một số mộ của các cụ trong nghĩa trang này có tên trong gia phả.
Có 3 phương án được đệ trình nhưng dòng họ đã chọn phương án của anh Đường để làm câu đối cho nghĩa trang.
Bản phát thảo vị trí đặt các câu đối
Các câu đối sau khi hoàn thành
Nội dung các câu đối như sau:
C1-C2: Cặp đối nơi trụ cổng vừa giới thiệu cho thiên hạ biết đây là tàng cốt, là linh khí của dòng họ vừa nghinh đón tổ tiên nhiều đời.
THẤT TỔ CAO BÌNH THÁI THỊNH, HƯƠNG LINH THIÊNG VẠN CỔ
CỬU HUYỀN PHẠM TỘC KIẾT XƯƠNG, NGỌC CỐT HIỂN THIÊN THU
C3-C4:
THIÊN THU NGUYỆT LÃNG HỒN THIÊNG ĐĂNG CỐ QUẬN
BÁ TUẾ PHONG THANH LINH KHÍ THẠNH KIM HƯƠNG
B1-B2: Nghĩa địa ít khi hợp phong thủy, có thể nghịch long, phá thế nên mượn thanh long - bạch hổ trên bình phong trấn yểm cho khu mộ, nếu đã hợp phong thủy lại càng tốt thêm. Long và hổ ẩn trong cặp đối có tính chất phò trợ cho cuộc đất AN TRUNG “vốn đã an” (An cựu), “giữa lại lành” (Trung lương).
LONG GIÁNG CỬU TRÙNG AN CỰU CHỨC HỮU DANH PHÒ XÃ TẮC
HỔ TÙNG GIA THẾ TRUNG LƯƠNG DÂN BỔN TỘC BẢO SƠN HÀ
Mặt sau: B1-B2
ĐỨC LƯU PHƯƠNG - SỰ NGHIỆP QUANG TIỀN - VĨNH TRUYỀN CẢNH SẮC ÂN VIỄN HỶ - LƯƠNG ĐỒ DỦ HẬU - HOÀI VỌNG TRANG NGHIÊM
Đức tỏa thơm - sự nghiệp tổ trước đã sáng - mãi còn xinh đẹp Ân vui xa - Cơ đồ đời nay đầy đủ - mong giữ trang nghiêm.
B3-B4:
THẾ THẾ TRƯỜNG SANH PHÚC ẤM THÙY AN TÔN TỬ
GIA GIA HỒNG PHÁT ĐỨC LONG BẢO HỘ HẬU CÔN
A1-A2:
KINH BẮC DANH GIA THIÊN TUẾ HUY PHONG CAO NHẬT NGUYỆT
AN TRUNG KIM TỬ TRÙNG LAI HOẠN LỘ ĐỐI CÀN KHÔN
A3-A4:
MỤC HẠ HỒNG TRẦN LƯU KHỨ NHẤT TRÀNG MỘNG
TUỆ CĂN VẠN VẬT TỒN SANH TẠI VÔ MINH
T1-T2:
QUỐC TRƯỢNG AN THANH SỬ
CÔNG THẦN PHỔ HÀO MÔN
K1-K2:
TÔNG CHIÊU MIẾU
TÔNG HẰNG HƯƠNG HOẢ TỬ TÔN KHẢI
MIẾU MÃN HOA ĐĂNG TIÊN TỔ SIÊU
K3-K4:
MÔN LINH ĐÀN
MÔN TRÙNG NHẬT NGUYỆT PHÚC VIỄN HỶ
ĐÀN TÁI CỔ KIM LỘC TRƯỜNG XUÂN
Qua các câu đối của anh Trần Văn Đường, chúng ta nhận thấy tất cả đều không vay mượn từ bất cứ đâu, nội dung bao hàm ý nghĩa sâu sắc, vừa tả cảnh tôn nghiêm, vừa nhắc nhở hậu sanh phải có trách nhiệm, vừa cầu tổ tiên gia ân phước lộc, vừa chúc tụng cho con cháu hiển vinh. Câu chữ và vị trí đặt có dụng phong thủy âm trạch trong đó, và là của riêng duy nhất cho nghĩa trang tộc Phạm, tuy chữ không nhiều nhưng đối hàm ý rất rộng.
Thí dụ như câu T1 và T2 đặt hai bên bức tranh. Khi dùng chữ PHẠM TỘC AN SƠN, con cháu có được tự mãn riêng. Chữ “SƠN” trong phong thủy âm trạch nghĩa là nơi chôn cất, đó là một mỹ từ dành cho nhà danh gia vọng tộc như Sơn cuộc, Sơn phần, Cát Sơn tàng cốt. Chữ “Địa” bình dân không có tính văn học và quá phổ thông. AN là chốn bình yên cho phần “thân xác” gửi lại để hoàn nguyên về “Tứ đại”.
Hai câu QUỐC TRƯỢNG AN THANH SỬ - CÔNG THẦN PHỔ HÀO MÔN là một HUYỀN VŨ tọa đầu mộ chỗ dựa che chở trường cửu cả về mặt TÂM LINH vừa giới thiệu thanh thế của tổ tiên vừa nói lên cái UY, cái QUYỀN dòng họ được an nghỉ tại đây. Đồng thời nói khéo với chính quyền và mọi người đây là QUAN mọi người hãy coi trọng.
THẦN cũng lãnh sắc vua phong, các ông QUAN cũng sắc vua ban, họ có sắc mệnh như nhau nhưng trưng ra thì thần linh kính trọng, ma tà không dám quấy động. Còn với chính quyền, công thần muôn đời phải tôn vinh chẳng lẽ chỉ một khoảnh đất này mà giành giựt buộc di dời nữa. Chỉ vì cháu con không đưa cái thanh thế ra để người ta quý và bảo tồn! Công trình này không được xâm phạm vì dòng họ đã viết cho MỌI NGƯỜI đều biết. Mà chỉ có chữ nghĩa nói giúp mọi lúc.
Câu đối là một vật thể văn hóa linh thiêng, mang sắc thái riêng của dòng họ. Một khi đã khắc lên các trụ trong nghĩa trang thì nó có tính vĩnh cửu qua thời gian, không thể mang ý nghĩa bình thường và làm qua loa cho có được. Các câu đối này được chọn vì đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên.
29/4/2025
LÂM HOÀI PHƯƠNG
Các tin cũ
- » Viện Lịch sử Dòng họ tổ chức du khảo mừng 30/4/2025 27/04/2025 20:22:48
- » Tọa đàm về cụ Võ Văn Nhâm & gia phả chi họ Võ ở Bà Giã 10/04/2025 18:12:22
- » Viện Lịch sử Dòng họ tổ chức tọa đàm khoa học lần 2-2024 04/01/2025 14:45:09
- » Viện Lịch sử Dòng họ và Công ty Sáng Kiến Hưng Gia ký thỏa thuận hợp tác 27/12/2024 14:44:52
- » Lễ trao gia phả họ Đoàn ở Tân Hạnh 23/12/2024 08:25:36
- » Sinh hoạt chuyên đề: Chuyển đổi số gia phả 17/11/2024 16:16:30
- » Tết Thanh minh tính theo Âm lịch hay Dương lịch? 19/10/2024 10:19:56
- » Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu, biên tập Gia phả họ Tăng 13/10/2024 20:19:00
- » Lễ Ký kết Hợp tác giữa Viện Lịch sử Dòng họ và Tập đoàn Hành trình Kim cương (DJC) 13/10/2024 15:09:22