Trang chủ > Về vấn đề xây dựng Văn hóa Dòng họ

Về vấn đề xây dựng Văn hóa Dòng họ

21/09/2022 20:12:46

Sau đây là bài viết:  "Xây dựng dòng họ văn hóa, đề cao tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" của ông Võ Ngọc An, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Khoa học TT UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ  Việt Nam, Giám đốc TT Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP. HCM.

Nêu các cơ sở khoa học, phương pháp, biện pháp thực hiện xây dựng dòng họ văn hóa; nêu  khái niệm, vai trò, vị trí của dòng họ trong thời đại ngày nay; việc thờ cúng tổ tiên là tập quán lâu đời, là một trong các tiêu chí xây dựng dòng họ văn hóa. Nhà nước ta sớm công nhận và “luật hóa” tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”.

 CƠ SỞ CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG HỌ VIỆT NAM: Dòng họ Việt Nam đã có từ lâu đời, trước và ngay sau khi hình thành chế độ thị tộc và xuất hiên nền canh nông nông nghiệp đầu tiên (Văn hóa Hòa bình).  Có ba giai đoạn tiền sử của  thời đại văn minh, thì giai đoạn thứ ba của thời đại dã man, nó phải trải qua các hình thức gia đình tính giao hỗn tạp, thời đại “ăn lông ở lổ” của  mẫu hệ, rồi phụ hệ và đến ngày nay là thời đại của gia đình truyền thống và hiện đại. Từ khi nước Văn Lang ra đời, ta đã có một vị quốc tổ chung, duy nhứt, đó là Tổ Lạc Long Quận và Âu Cơ, và đã sinh ra 18 thời vua Hùng. 

 Phri-đrích Ănghen nói: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó, lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền giống nòi’. Như vậy, cái cơ sở của gia đình - dòng họ, của lao động, của sự chiếm hữu sở hữu tư nhân và ngay cả của nhà nước nữa, đều có liên quan với dòng họ.

 Ở Việt Nam, lịch sử cũng đã trải qua những thời đại và giai đoạn như thế. Và chính lịch sử và văn hóa dòng họ, cũng phải có những nội dung cụ thể của nó. 

 Dòng họ là gì của ba thời đại (mông muội, dã man và văn minh), và đến thời nay là thời kỳ dòng họ truyền thống và hiện đại? Đáp: Đó là nhiều gia đình cùng huyết thống, tức cùng một một vị tổ chung, và cùng một tổ quán mà hình thành. Qui luật phát triển dòng họ là từ hôn nhơn và di truyền. Hôn nhơn là hiện tượng ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu. Từ hôn nhơn và di truyền đó, dòng họ đã “sao chép” ra các thế hệ hậu duệ người cùng nòi, cùng giống, với các yếu tố tinh thần, thể chất, sự giống nhau và sự khác nhau, làm cho dòng, nòi này khác với dòng, nòi  kia, mà di truyền học đã tài hoa lấy từ 0,1% nhiễm sắc thể khác nhau của bộ gen người, để tạo ra cái khác nhau đó giữa chúng ta! Tục ngữ ta có câu; “chim có tổ, người có tông”. Tông hay dòng, tộc cũng cùng một nghĩa như nhau. Mãi về sau lại có khái niệm họ, - khái niêm “họ”, như một yếu tố tinh hoa của thế giới, du nhập vào nước ta, để trở thành một hệ thống ngôn từ để chỉ dòng họ Việt Nam, mà ta đã chấp nhận là  một hình thức tín hiệu. Đó là danh và tánh, chủ yếu là nói về tánh (họ), là cái  cần  để thông tin, song còn ở trong thái trạng thô sơ, trừ danh là tên người, như thằng Đực, con Cái, là phải có ngay từ đầu, từ mỗi gia đình.

  Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, dòng họ Việt Nam cũng là những dòng họ mang đủ các tính ưu việt của nó. Văn hóa dòng họ, đó là  mục tiêu, nội dung tồn tại của chính bản thân dòng họ, là sự vĩnh tồn tôn thống, như sự vĩnh tồn của quốc gia. Mục tiêu lý tưởng đó là thiêng liêng, là chân lý, là tâm linh. Để vĩnh tồn, trong mỗi dòng họ, nó đã phải tự tạo ra cho mình một phương thức, cách thức để tồn tại, và nó đã tạo thành một tập quán, nếp đẹp từ ngàn đời, mà ngày nay ta đang cổ súy, tôn vinh, giữ gìn, bảo vệ nó, như dân tộc ta, đồng bào ta, đã và đang thực thi một cách kiên trì, bền bĩ: Chính đó là cái bản sắc dân tộc Việt Nam, nền văn hiến Việt Nam!

 Nội dung văn hóa dòng họ: Trước tiên, 54 dân tộc, và độ chừng 356 dòng họ Việt Nam trên toàn bộ đất nước VN, đã thống nhứt chọn ra vị quốc tổ duy nhứt, độc đáo của mình. Vị quốc tổ đó thuộc “con Rồng cháu Tiên”, đó là Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, và các thời vua Hùng, như đã nêu. Nội dung văn hóa, đứng đầu là tình yêu nước thương nòi, kế đó là có lòng tin vào phúc đức và tạo phúc đức cho cho con cháu, cộng với lòng hiếu thảo, là phẩm chất đạo đức tuyệt đẹp. Đoàn kết họ  tộc, phát huy truyền thống và ứng xử đúng mức với điều kiện đương sống, tức sống và lao động, chiến đấu ngoan cường dũng cảm, chịu đựng gian khổ để tồn tại và vươn lên, nó bao hàm nội dung văn hóa vật chất và tinh thần, hướng đến tưong lai, để làm con người Việt Nam tiên tiến và anh hùng. Chủ nghĩa yêu nước thương nòi đã xuất phát từ thời tiền sử. Nhà sử học, nhà giáo Trần Văn Giàu rất đáng kính của chúng ta, đã ghi tư tưởng chủ yếu của dân tộc ta: “Ra sức hiệp đoàn để chiến thắng những điều kiện thiên nhiiên ác nghiệt nhằm xây dựng cái nôi chung, xây dựng quê hương chung cho người an cư lạc nghiệp. Thiết tha yêu mến quê hương, anh dũng chống kẻ xâm lược không chịu khuất phục trước bọn cướp nước”.

 Trong từng địa vực tụ cư của dân chúng nước Văn Lang, đã sớm hình thành nên một nền dân chủ tuy còn sơ khai, song đã gắn với làng nước, với tình yêu nước thương nòi. Thương yêu dòng tộc và “thương người như thể thương thân” là cùng song hành phát triển. Lòng tôn kính, thờ phụng tổ tiên, chết cũng như còn, là đặc sắc của dòng họ, mỗi nhà ai cũng thờ. Đã có một thiết chế thờ phụng tổ tiên từ lâu, quảng đại, có trước các loại tín ngưỡng tôn giáo. Như thế, đền thờ quốc tổ - từ đường họ tộc - gia đường thờ tổ tiên ở mỗi nhà Việt Nam, đã định hình từ lâu! (Hiện nay, có tỉnh, thành phố bắt đầu đầu tư xây dựng đền quốc tổ, với nguyên tắc không “độc quyền” thờ quốc tổ, xây nhà thờ trăm họ Việt Nam…)

 Có cấu trúc dân chủ trên cơ sở quan hệ làng - nước, như nêu, nền văn hóa cơ sở càng phát triển, trong thời bình cũng như trong thời chiến, họ nào thờ tổ nấy, làng nào thờ thần và nghi thứci lễ hội làng nấy, khi có giặc đánh chiếm, ở mỗi làng xã vẫn kiên trì chống giặc, vẫn liên kết, siết chặt dòng họ, bảo vệ xóm thôn, tuy không bảo vệ toàn vẹn, song những tập tục và phản kháng, những mất mát và phục thù, rất nhiều lần lại được giữ vững.

 Thờ cúng tổ tiên, là yếu tố hàng đầu và đặc sắc tư tưởng, của nền văn hóa Việt Nam: Đây là tập quán tốt đẹp lâu đời, mang yếu tố tâm linh, Nó là một hiện hữu sống động của dân tộc. Đụng tới nó là đụng tới toàn bộ quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc chúng ta. Đây là một loại tín ngưỡng phổ biến, có trước đạp Phật, đạo Công giáo. Người theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng là người bao dung, rộng rãi. Ở một dòng họ, bên trên là thờ các vị tiên tổ của họ mình, có bậc “cửu huyền thất tổ”. Trong mỗi nhà, thờ đến bậc cố, 4 đời, trên nữa thì thờ ở từ đường. “Ngũ đại mai thần chủ”, năm đời thì chọn vị tổ đi, có nghĩa như thế. Lòng tôn kính này nẩy nở trong tâm hồn người Việt rất sớm, thành các yếu tố, phẩm chất dạo đức vĩnh hằng. Thể hiện bằng hình thức thờ tự, có bàn thờ gia tiên, đặt nơi ngự trị trong nhà, có bộ đồ tam sự, ngũ sự hoặc thất sự. Tùy thời gian, gia đình tiến hành các lễ “quan hôn tang tế ”theo tập tục.

 Cho đến hiện nay, tín ngưỡng này, nhà nước ta vẫn cho là đương nhiên, là của “dân gian” và vẫn để nó phát triển tự do. Chúng tôi kiến nghị: sớm “luật hóa” nó, như các loại tín ngưỡng tôn giáo khác. Làm vậy, có lợi nhiều mặt: đảm bảo sự ứng xử đúng đắn, khắc phục con đường “quanh co của sự tự do”, thống nhứt cách làm, cách nghĩ, nhứt là của cán bộ, đảng viên. Nhà nước ta, trước hết phải có chủ trương nghiên cứu, dựa vào các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học… để có những kết luận chính xác, bởi dòng họ là vấn đề cũ, khoa học dòng họ là vấn đề mới, sẽ có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Đảng, nhà nước ta dựa vào việc thờ cúng tổ tiên, đã được đút kết, có chủ trương, để cho dân xây dựng thiết chế văn hóa dòng họ, là phù hợp, làm chỗ dựa thiêng liêng mà không duy tâm, Đảng và dân sẽ phát triển đồng điệu, đồng hành; hơn nữa tất cả đảng viên hiện nay ai cũng từ một dòng họ mà ra!

 Hôn nhơn: Lịch sử hôn nhơn trải qua các thời kỳ là phức tạp, từ chế độ quần hôn, hôn nhơn cặp đôi, hôn nhơn một vợ một chồng cho tới nay. Ta đang sống tại thời kỳ của gia đình truyền thống và hiện đại. Nội dung và hình thức hôn nhơn như thế nào là tốt đẹp, chức năng nhiệm vụ của hôn nhơn ra sao? Cưới vợ và gả chồng cho con lúc chúng trưởng thành thuộc về nghĩa vụ và quyền lợi của các bậc cha mẹ và cả những đôi trai gái đó. Chức năng tạo hạnh phúc lứa đôi, sinh và nuội dưỡng con, ngoài ra còn có sứ mạng kết tình sui gia và máu mủ bền vững giữa hai họ, là khởi nguyên cho việc truyền giống. “Cưới vợ xem tông, gả chồng xem giống” là vậy. Phải có việc định hướng của cha mẹ từ cái nền gia phong, gia đạo, gia uy của gia đình, dòng họ; định hướng từ nguyên tắc đồng ý hướng, tức đồng một tình yêu đất nước, đồng bào, tôn giáo và gia đình, thân tộc; đồng tài bao gồm khả năng làm việc và kinh tế tối thiểu; đồng sức gồm sức khỏe, loại bỏ bịnh tật di truyền và sự thỏa thuận của đôi trai gái theo luật pháp trong mỗi cuộc hôn nhơn tự do.

 Phải giáo dục cái chết cho người đang sống, nhứt là cho các bậc phụ lão và phải nghĩ đến cái kết cục, cái quá vãng của đời người.  Sống xứng đáng và phải ra đi trong sự nhẹ nhàng. Phải biết soát xét lại tất cả hành vi, còn cái gì phải làm mà chưa làm, như làm di chúc, tương phân tài sản. Không sợ chết vào cuối đời. Phải nghĩ chết là nối gót theo ông bà, là vào cõi vĩnh hằng. Hiện nay, qua các việc gọi hồn, vong, tìm mộ liệt sĩ, nổi lên khái niệm “một thế giới bên kia”. Sự việc ấy là thế nào? Nếu hai, ba trăm năm trước, ta nói đến “điện, điện từ”, cầm một “cục alô”, nơi này nói, mà nơi khác ở thật xa, nghe được, “điện toán đám mây v.v… chắc ông bà ta nói là hoang đường, không có thật. Các nhà ngoại cảm Việt Nam hiện nay vẽ bản đồ, đi tìm hài cốt liệt sĩ, đạt tới 60%. Vậy họ bắt được tín hiệu từ “thế giới bên kia” như thế nào? Còn phải đặt nhiều câu hỏi tiếp, song ta, đang tiếp cận cái có thật, thì ta tin rằng nó có thật, còn nguyên nhân ra sao, còn phải giải đáp sau. Như tổ tiên ta đã có ở bên ta, đây là sự thiêng liêng sự độ trì, nâng đỡ từng bước đường đi lên của chúng ta trong công tác. làm ăn, trong ứng xử…Làm thế tốt hơn, tức là mang cả truyền thống cha ông mà tiến bước, không chỉ là “trụi lũi” trên đời!

 Tên gọi và thế thứ trong họ và cách ứng dụng nó cũng là nét văn hóa: Một người sống trong đương thời, trong quan hệ họ hàng, có nhiều tên gọi, như sơ, cố, nội, cha, con, hoặc ở mối quan hệ khác là dâu: thím và mợ, là rễ: dượng v.v... Những tên ấy, không phải là tên gọi suông không có nghĩa gì cả, mà theo Ph. Ănghen là: “Những biểu hiện của những quan niệm đã thực sự được lưu hành về quan hệ dòng máu gần hay xa, ngang nhau hay không ngang nhau; và những quan niệm đó được dùng làm cơ sở cho một hệ thống họ hàng đã hoàn toàn được xác định, có thể biểu thị hàng trăm mối quan hệ khác nhau của một cá nhân”. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn, từ tên gọi trong thân tộc, nó đã buộc chính đương sự phải thể hiện lên trọn đời, trong họ và ngoài họ tộc. Những ứng xử đó, là lành mạnh, trong sáng, mẫu mực. Ngược lại. những loại ứng xử sai, không tích cực, là một việc khác, thuộc về cá biệt trong toàn bộ lịch sử họ tộc

 Dòng họ là người sáng tạo đồng thời là người thụ hưởng ra sáng tạo đó: Sự sáng tạo hoặc chỉ sử dụng, từ “thời kỳ thơ ấu”, hái lượm của loài người: chế tạo khí cụ thô sơ, tiếng nói có âm thanh, các đồ đá cổ, phát hiện ra lửa để đốt chín khoai củ, thịt rừng, đến các cung tên, mà Cao Lỗ xứ ta đã tạo được như “nỏ thần”, cuộc sống thành làng mạc, dệt tay, đến làm gốm, thuần dưỡng chăn nuôi, tạo thuyền bè, tạo ra khẩu súng, tạo ra lưỡi cày sắt, mũi kiếm sắt, trống đồng v.v… Dân tộc ta có chữ viết từ xa xưa để ghi những sáng tác và bị nền đô hộ Hán tộc xóa đi. Cho tới ngày nay, qua những thành quả từ xây dựng trong hòa bình, hủy diệt trong chiến tranh, đã để lại cho dân tộc ta những vốn tài sản vật thể và phi vật thể quí giá ngày nay.Trong kho tàng văn hóa, trong các ngôi từ đường của dòng họ: Nguyễn, Trần, Vũ - Võ, Mạc… cũng như các đền đài, chùa chiền…cũng để lại bao công trình kiến trúc, bao nét chạm trổ tinh vi, những sách vở, bài thơ, câu liễn đối hàm súc, những sự tích, thần tích, cùng những nhân vật lịch sử tiếng tăm. Tất cả các thứ đó đều do chính bàn tay, khối óc của con người từ dòng họ làm ra, đến lượt, họ cũng chính là người thụ hưởng trọn vẹn, có trách nhiệm và tự hào trước tất cả thành quả đó!

Dựng phả: Nghiên cứu gia phả và dựng gia phả là hai công việc khác nhau, đòi hỏi tính khoa học và thiêng liêng, và bổ sung cho nhau. Việc chính yếu ở cả hai là rút ra những ra những bài học về nội dung, nguyên tắc, biện pháp chính yếu cho sự nghiệp xây dựng dòng họ, là bộ môn khoa học mới, hấp dẫn. Qua dựng phả ta nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng của nó - là dòng họ, từ đó mà chiêm nghiệm cuộc sống, lẽ sống sâu hơn, trọn vẹn hơn để vươn tới phục vụ không ngừng.

Những vấn đề lý luận và thực tiển của dòng họ, là phức tạp và sâu sắc: phát xuất dòng họ Việt Nam trong lịch sử, các hình tức gia đình, lịch sử hôn nhơn, sự chọn lựa các vị thỉ tổ, khuynh hướng huyền thoại của nó, cửu huyền thất tổ là gì, danh tánh và các quan hệ của một người trong họ tộc, hệ thống tên và họ có từ khi Bắc thuộc thời Đông Hán, cho đến ngày nay, vai trò, vị trí to lớn trong xây dựng và bảo vệ đất nước, các dự báo  tương lai về dòng họ.Trong sự nghiệp dựng phả, vai trò của ký ức quan trọng đến nhường nào, cấu trúc hợp lý của một bộ gia phả, dùng di truyền học có thể tính vai vế những chi trong một họ, trên đất nước ta hiện nay chính thức có bao nhiêu họ?

Nghiên cứu dòng họ, có vấn đề đặt ra: Cái gì trong lịch sử đã ngăn cản dòng họ tiến bộ?

Dòng họ hiện nay, Nhà nước ta cho tự do phát triển, lợi và không lợi chỗ nào? Các điều kiện đi tới “luật hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên” là gì v.v... Tất cả hình thành một danh sách những đề tài nghiên cứu khoa học và phải lần lược giải đáp thỏa đáng.

Các hoạt động của các cơ quan khoa học như Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh, và Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ Việt Nam, là người đi đầu tạo ra lối đi, phải tích cực trong sứ mệnh nầy; cần sự chỉ dạy của các bậc cao minh,giúp đở, hưởng ứng ở nhiều nhà khoa học khác, với các công việc cụ thể, để gặt lấy thắng lợi từng bước, như tạo ra diễn đàn, cung cấp nhiều thông tin xác đang, tạo điều kiện cho các dòng họ gặp gỡ, đào tạo, tập huấn v.v… kể cả việc hợp đồng tư vấn, giúp đỡ các nơi xây dựng đền thờ quốc tổ, nhà từ đường 100 họ.

XÂY DỰNG  DÒNG HỌ VĂN HÓA: 

Tiêu chí dòng họ văn hóa:Tiêu chí xây dựng, một phần dựa trên tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay và  có bổ sung. Có: a/ Thờ cúng tổ tiên nghiêm túc. b/ Đoàn kết họ tộc bền vững. c/ Lo khuyến học, khuyến nghiệp, khuyến tài cho con cháu. d/ Lo tình làng, nghĩa xóm. e/ Chấp hành luật pháp nhà nước.

Cũng cố các chi họ cả nước; Đây là biện pháp ưu tiên cho công cuộc xây dựng dòng họ văn hóa ở mỗi xã ấp. Chi cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/3/2011 đã thông báo cho chúng tôi biết, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua thống kê dân số toàn thành, thì có 356 họ. Đây là con số chính thức mà ta có hiện nay của riêng thành phố đông dân nhứt cả nước này. Vậy cả nước có bao nhiêu họ? Và trong mỗi họ có bao nhiêu chi họ? Ta thật không biết chắc được, song phải kể là đã và đang có rất đông đảo các chi họ. Cũng cố và phát triển các chi họ của từng họ, phải gắn  từng thôn ấp, phường xã. Hướng dẫn các chi họ tiêu chí dòng họ văn hóa, bản qui chế quản lý chi họ, dựng phả, xây từ đường, chăm lo mồ mả, trao đổi kinh nghiệm hoạt động. Có các Ban liên lạc họ tộc các họ Việt Nam cũng đã chủ động làm việc này từ 20 năm qua. Họ đã tu sửa, di dời mồ mả, củng cố và xây mới từ đường, dựng phả, tu bổ nghĩa trang… với lòng thành và kết quả thiết thực. Bộ mặt văn hóa, ở những nơi này có những yếu tố đánh động ngành văn hóa và các ngành chức năng cả nước tham gia.

Đẩy mạnh diễn đàn với thông điệp 

TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG

DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Diễn đàn này phải có “công suất” mạnh, vang dội cả nước và Việt kiều nước ngoài, phải huy động, nhiều phương tiện, nhiều người, nhiều bộ phận, tổ chức cùng làm.

Phải củng cố không ngừng Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM, thuộc Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM, đẩy mạnh sự nghiệp nghiên cứu dòng họ và thực hành gia phả, đúc kết cho được các qui luật phát triển dòng họ, để phổ biến, giảng dạy, phải xây dựng đội ngũ kế thừa, tập trung vào số thanh niên. Thanh niên ta không có thái độ “làm ngơ” trước dòng họ và gia phả. Tại ta không nói cho họ dòng họ là gì, gia phả là gì. Tại lớp tập huấn “Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh” cho 50 sinh viên năm thứ 3, thứ 4, tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 11/2011 chứng tỏ điều trên!

Chúng ta quan tâm  đề cao vai trò, vị trí “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu văn hóa dòng họ Việt Nam” thuộc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, đã cùng chúng ta thực hiện mục tiêu đề ra, trên phạm vi cả nước.

Chúng ta xin kiến nghị các đoàn thể: MTTQVN, Công, Nông, Thanh, Phụ,  cùng quan tâm đến sự nghiệp “dân vận” này, đây là “dân vận  khéo, trúng” hiện nay. Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố TP.HCM đã cùng triển khai chương trình  “Dòng họ và thờ cúng tổ tiên tại thành phố”. Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ cho công trình xây dựng “Đền quốc tổ - nghĩa trang An Viên Vĩnh Hằng” của Donai coop và Công ty Hưng Gia Việt, tỉnh Đồng Nai, đồng thời cũng đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thuê 200ha đất ờ núi Dinh để xây dựng “Quần thể Văn hóa - nhà từ đường dòng họ”. Các công việc đang diễn biến thuận lợi.

Võ Ngọc An

(GP: 3-7-2012)