Trang chủ > Vấn đề văn tự Hán Nôm

Vấn đề văn tự Hán Nôm

11/08/2022 09:16:23

Có người gọi là chữ Tàu hay chữ Nho, nó có một quá trình lưu hành lâu dài trên đất nước ta, nó du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ I, đã từng được xem là quốc ngữ cho đến cuối thế kỷ 19 mới bị bãi bỏ, để dùng văn tự mới theo mẫu tự La-tinh A,B,C...

Nói đến từ ngữ Hán Nôm ta thấy có hai vế là “Hán” và “Nôm” khác nhau.

Chữ Hán

Có người gọi là chữ Tàu hay chữ Nho, nó có một quá trình lưu hành lâu dài trên đất nước ta, nó du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ I, đã từng được xem là quốc ngữ cho đến cuối thế kỷ 19 mới bị bãi bỏ, để dùng văn tự mới theo mẫu tự La-tinh A, B, C...

Nhưng có điều khá đặc biệt tuy là nguồn gốc từ chữ Tàu, nhưng khi áp dụng vào đời sống văn hóa Việt Nam, nó vẫn mang bản sắc dân tộc thuần túy, không bị ảnh hưởng ngoại lai, cách phát âm thuần Việt khá độc đáo, ví dụ như : “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” hoặc “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”. Đó là bản sắc văn hóa từ thiên niên Hồng lạc sơn hà mà nền văn hóa chữ nghĩa ấy còn ảnh hưởng sâu đậm cho đến thế hệ ngày nay.

Lịch sử hình thành chữ Hán

Chữ Hán, chữ Tàu hay chữ Nho tất nhiên xuất phát từ Trung Quốc, nhưng văn minh Trung Quốc từ Thượng cổ có lẽ chỉ dùng cách thắt gút dây lớn hay nhỏ để ghi nhớ một việc gì đó. Cho đến đời nhà Châu mới có chữ hình tượng, chữ giáp cốt phỏng theo dấu chân chim, hình trên vảy mai rùa để qui ước thành một loại chữ đơn giản. Khi lưu giữ lại thì người ta dùng vật sắc nhọn vạch lên các thẻ tre được xâu lại với nhau, khi tiến bộ hơn thì ghi lên vải hoặc thanh tre (thanh sử). Người ta nói trúc bạch chiêu thùy là ở ý ấy. Cho đến đời Tần Thủy Hoàng thì Mông Điềm mới chế ra giấy bút và chữ viết được cải tiến dần cho đến ngày nay.

 Phổ biến có 4 kiểu chữ viết là: Chân, thảo triện, lệ và có 6 cách cấu tạo chữ (lục thư): tượng hình, chỉ sự, hài thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá (vay mượn). Hiện nay nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có đơn giản một số chữ gọi là chữ giản thể.

 Chữ Hán du nhập vào Việt Nam  

Như trên đã nói, chữ Tàu du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi mà đất Giao Chỉ bộ gọi là An Nam đô hộ phủ có các Thái thú, Thứ sử người Tàu sang cai trị. Theo sử chép thì trong số đó có Tích Quang, Nhâm Diên. Sĩ Nhiếp là những người đem chữ nghĩa, phong tục sang truyền bá cho dân ta. Tuy nhiên, có điều đặc biệt là tự thân chữ nghĩa nó đều biến thành cách phát âm Việt trong một thanh âm, rồi lần lần phát triển nâng lên một tầng cao mới hết sức thuần túy Việt Nam và hoàn toàn độc lập tách rời khỏi ảnh hưởng ngoại bang trong thời độc lập tự chủ. Ta gọi đó là chữ Nho.

Mục đích việc học ngày xưa, không những để thông hiểu văn tự, mà đồng thời để học cương thường, đạo nghĩa. Có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” là ý đó. Cách dạy học không phải ở chỗ học trò sớm biết dùng chữ, đặt câu. Không theo phương pháp sư phạm từ dễ đến khó, mà bất kỳ bài học nào cũng là bài học luân lý, dạy một chữ, một câu là dạy một điều đạo nghĩa cương thường; nên có khi đem một chữ rất khó, nghĩa lý rất cao mà dạy cho người mới vỡ lòng. Ví dụ như sách Tam tự kinh là sách vỡ lòng nhưng vào đầu nói đến thiên tính con người mà bao hàm một vấn đề triết học rất cao như: Nhân chi sơ tánh bổn thiện...

Chữ Nho là thứ chữ tượng hình, mỗi chữ như một hình vẽ khác nhau. Cần phải có trí nhớ để thuộc nét chữ ấy để đọc và viết. Hơn nữa cách dạy xưa không đi từ dễ đến khó, không dùng phép phân tích mà mọc cái đều được học thuộc lòng, nên phải vận dụng nhiều về trí nhớ. Có lẽ vì vậy mà người nước ta trí nhớ rất mở mang nhưng óc phân tích, phán đoán sự việc lại có kém, thấy rõ phần “hấp thụ” thì nhiều mà phần “sáng tạo” thì ít. Đó là kết quả của phương pháp dạy học xưa.

Nho giáo với trào lưu tư tưởng Trung Quốc có ảnh hưởng sâu xa đến dân tộc ViệtNam. Qua các bộ sách Tứ thư, Ngũ kinh. Nó là những tác phẩm văn học tối cổ của người Tàu, là kinh điển cho môn đồ đạo Nho.

Tứ thư là 4 bộ sách truyện:

- Đại học: dạy cái đạo của người quân tử (Đại học chỉ đạo v.v...)

- Trung dung: dạy các đạo người quân tử phải ăn ở đúng mực, không thiên về bên nào, không thay đổi, đây là lời tâm pháp của Khổng Tử dạy học trò.

- Luận ngữ: sách chép lời Đức Khổng Tử khuyên dạy học trò và các câu chuyện với người đương thời về luân lý, triết lý, chánh trị học thuật, có thể xem là sách dạy đạo người quân tử một cách thực tiễn, phác họa một mô hình cho người đời noi theo.

- Mạnh Tử: Sách của Mạnh Tử, ông là học trò của Tử Tư, người có công lớn trong việc làm sáng tỏ đạo lý Nho giáo và binh vực Nho giáo để chống các học thuyết khác trong thời Chiến Quốc nên được coi là bậc Á thánh.

Trong sách, về mặt luân lý ông nói lên cái thuyết “tánh thiện” muốn giáo dục cái bản tính thiện ấy thì phải dưỡng tánh, tồn tâm, trì chí, dưỡng khí (nhân, lễ, nghĩa, trí).

Về chính trị và kinh tế cũng được Mạnh Tử lưu tâm.

Nói chung Tứ thư bao gồm những điều cốt lõi của Nho giáo, ai muốn hiểu Nho giáo thì phải nghiên cứu sách ấy. Vì nó có nhiều câu cách ngôn xác đáng, nhiều chân lý đương nhiên đáng để cho mọi người bất kỳ nước nào, thời đại nào nghiền ngẫm, xét suy vì rất có bổ ích về mặt tinh thần, đức hạnh của con người.

Ngũ kinh - 5 bộ sách trọng yếu của Nho giáo gồm:

- Kinh thi: do Đức Khổng Tử sưu tập và chọn lựa các bài ca dao từ thời Thượng cổ, gồm có 4 phần là : Quốc phong, Tiểu nhả, Đại nhã và Tụng.

- Kinh thơ: do Đức Khổng Tử sưu tập trong đó chép phép tắc (điển), mưu bàn kế sách (mô), dạy dỗ (huấn), truyền bảo (huấn) răn bảo tướng sĩ (thệ), mệnh lệnh (mệnh) của các vua tôi từ Nghiêu Thuấn đến Đông Chu.

- Kinh dịch: là sách tượng số dùng để bói toán và lý số để giải thích sự biến hóa của trời đất như bát quái thành 64 tràng quái sanh ra 384 hào.

- Kinh lễ (lễ ký): sách chép về lễ nghi trong gia đình, hương đãng, triều đình.

- Kinh Xuân thu: nguyên là sử ký nước Lỗ do Đức Khổng Tử san định chép theo thể biên niên từ năm đầu Lỗ Ẩn Công đến năm thứ 15 Lỗ Ai Công (từ 722 đến 481 trước CN)

Loại trừ về mặt tín ngưỡng, dị đoan, thì Phật giáo và Đạo giáo rất có ảnh hưởng đến tư tưởng, đến nền văn học và văn chương của nước ta vốn nặng về Nho giáo, ta thấy rõ ở các vị vua đời Lý, đời Trần, trong văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du v.v... sẽ nói ở phần sau.

Chữ Nôm là gì? Có từ bao giờ? Cũng khó xác định, duy chắc chắn một điều là sau khi chữ Nho được lưu hành, các vị học giả nước ta muốn làm văn thơ bằng tiếng nước Nam, vì không có chữ Việt (ngoài chữ Nho) nên phải đặt ra một thứ chữ để viết tiếng ta. Hơn nữa chữ Nho thuộc về giai cấp thượng lưu, người dân thường thiếu học khi muốn biết “thiên địa” phải qua một lần dịch “trời đất” thì quá phiền phức, cho nên nhất thiết phải có một thứ chữ khác tương đương để viết tiếng ta: chữ Nôm, đó là thứ chữ để viết các tác phẩm Việt văn cho đến khi ta biết chữ quốc ngữ A, B, C... ngày nay.

Vậy chữ Nôm là gì? Đó là thứ chữ dùng nguyên hình chữ Nho, hoặc lấy 2, 3 chữ Nho ghép lại để viết tiếng Việt, do sáng kiến của các quan lại, nho sĩ và cũng vì lòng tự tôn dân tộc.

Chữ Nôm có từ bao giờ và do ai đặt ra? Khó trả lời cho đúng. Theo sử chép thì chữ gốc tích chữ Nôm có thể dựa vào các sự kiện sau đây: 

2. Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân mở ra thời kỳ tự chủ, lên ngôi năm 969 (Đinh Tiên Hoàng) xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, niên hiệu Thái Bình, quốc hiệu Đại Cồ Việt, chữ “Cồ” nghĩa là to lớn cũng là chữ Nôm.

3. Người ta tìm thấy ở núi Hộ Thành tỉnh Ninh Bình tấm bia đề năm Thiệu Phong 3, đời Trần Dụ Tôn (1341-1361)(1) có khắc 20 tên làng bằng chữ Nôm, đó là những dấu tích cho biết chắc chắn chữ Nôm có từ đó đến nay.

Có người nói Hàn Thuyên đặt ra chữ Nôm, nhưng sử chép rằng : Hàn Thuyên vốn người họ Nguyễn ở huyện Thanh Lâm, Hải Dương đậu Thái học sinh đời Trần Thái Tôn, tháng 8 năm 1282 thời Trần Nhân Tôn, ông đang làm Hình bộ Thượng thư thì có con cá sấu đến sông Phú Lương, vua sai ông làm bài văn tế cá sấu vứt xuống sông, cá sấu tự bỏ đi, vua cho rằng việc ấy giống Hàn Dũ bên Tàu nên cho ông đổi thành họ Hàn. Đó là bài văn sớm nhất ta biết được viết bằng chữ Nôm. Nhưng sử chỉ nói : ông là người biết làm thơ phú bằng quốc âm rồi mọi người vội cho rằng chữ Nôm đặt ra từ đời ông nghĩa là vào thế kỷ 13 về đời Trần, e rằng sai lầm, biết đâu chữ Nôm đã có từ trước.

Cách chế tạo ra chữ Nôm:

Tiếng Việt Nam ta gồm có:

- Những tiếng gốc ở chữ Nho như “dân”, “tỉnh”.

- Những tiếng giống chữ Nho nhưng không phải gốc chữ Nho như “một” là số một giống “một” là mất.

- Những tiếng không có ở chữ Nho như “trời”.

Cho nên viết chữ Nôm có thể chia làm 3 cách:

4. Các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt nhiều hơn chữ Nho, thành ra chữ Nho thiếu chữ để mượn dùng cho thật đúng nên phải dùng chữ na ná như trong chữ Nho không có phụ âm : G, R và các nguyên âm ghép như : AU, EO, EN, ON v.v...

5. Số thanh trong tiếng Việt nhiều hơn số thanh trong chữ Nho, nên khó tìm chữ phiên âm đúng tiếng Việt, nên khi muốn người đọc biết rằng chữ đó phải đọc khác đi thì thêm bên cạnh một dấu nháy nháy “.

Do chưa có qui củ nhất định, nhà nước chưa công nhận nên mỗi người muốn viết thế nào tùy ý, nên khi gặp một bản Nôm mới lạ có thể bị lúng túng khi đọc. Song ta thấy từ đời Trần, Lê cho đến đầu Nguyễn đã có biết bao thơ văn quốc âm lưu hành trên đời như : Quốc ngữ thi tập của Chu Văn An, truyện Trinh thử của Lý Tế Xuyên, Gia huấn ca của Nguyễn Trãi, Hồng châu quốc ngữ thi tập của Lương Như Mộc, Hồng đức quốc âm thi tập của Lê Thái Tông, Bạch vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tứ sắc thi tập của Hoàng Sĩ Khái, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Sải vải của Nguyễn Cư Trinh, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Hoa tiên trị của Nguyễn Huy Trị, Văn tế vua Quang Trung của Lê Ngọc Hân, Văn tế Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Đặng Đức Siêu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành, Kim vân Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Kim thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Lục vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái và một số thơ như : Trinh thủ, Nhị độ mai, Tống Trân, Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính, Mục Liên Thanh Đề, Bích Câu Kỳ Ngộ, Bạch viên tôn các, Phan Trần Bổn nữ thán, Nữ huấn ca, Lục súc tranh công...

Về văn tự Nôm, lúc sinh thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ cũng có chủ ý dùng văn tự Nôm nhưng tiếc vì ông mất sớm.

Thời Nguyễn Ánh còn xưng Vương, chưa bình định Nam Bắc, có thời gian dùng chữ Nôm trong các dụ sắc và công văn, vì trong nước loạn lạc không có học hành thi cử gì, nên không có người văn học để dùng, hơn nữa quân sĩ, tướng tá đều ít người biết chữ, nên dùng chữ Nôm cho tiện.

Ngày nay trong phạm vi làm Gia phả, ít nhiều người viết cũng phải thông thạo một số Hán Nôm như:

- Về chữ Nho: đọc cho được Minh tâm bửu giám, Ấu học tầm nguyên và Tứ thư. 

- Về chữ Nôm: đọc cho hết Truyện Kiều và thơ Lục Vân Tiên. Và người phụ tá đắc lực cho ta là các quyển Hán Việt tự điển.

Viết gia phả cần những gì ở chữ nghĩa Hán Nôm 

Trước khi đi vào phần công dụng của văn tự Hán Nôm cho việc viết gia phả ngày nay cũng xin nói thêm một chi tiết nữa có liên hệ đến Hán Nôm, đó là việc dùng điển cố.

Các nhà văn xưa khi viết văn thường mượn sự tích xưa hoặc tích trong thơ văn cổ để diễn đạt câu văn của mình, nhưng không kể rõ việc ấy hay dẫn cả nguyên văn câu ấy, dưới đây là những ví dụ: 

Quay trở lại việc hiểu biết chữ Hán Nôm có quan hệ gì với việc dựng gia phả.

Như ta đã biết chữ Hán Nôm hình thành và sử dụng khá lâu dài trên đất nước ta, chữ quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh thì mới hơn 100 năm nay. Nên hiện tại vẫn còn lưu giữ khá nhiều trong các kho tư liệu, trong các đình chùa, nhà từ đường, các bằng sắc, các bài vị, các bia mộ, các bộ gia phả bằng chữ Hán Nôm.

Đến nay, người đọc được chữ Hán Nôm không còn mấy. Cho nên khi dựng gia phả của một tộc họ mà gặp phải văn tự Hán Nôm, nếu trong họ không đọc được thì phải nhờ người đọc và giải thích hộ.

Vậy đọc những gì?

Trong phạm vi dựng gia phả có 3 thứ thường liên quan đến Hán Nôm:

1. Gia phả hoặc phú ý xưa.

2. Các bài vị hay thần chủ.

3. Mộ bia.

Tất nhiên khi bản thân hiểu biết Nho học thì cũng không ngăn cấm ta đọc thêm liễn đối ở các đình miếu, công sở, biết đâu các giòng lạc khoản sẽ chỉ dẫn cho ta điều gì đó ! Các văn tự khế ước xưa còn giữ trong gia đình ngoại trừ trong tộc ta vì lý do nào đó mà hoàn toàn không giữ được di bút cũ.

I. Gia phả triều Nguyễn

(Không nên nghĩ rằng các họ Nguyễn đều cùng một phái)

- Đầu tiên, Định Quốc Công Nguyễn Bặc là khai quốc công thần thời Đinh Tiên Hoàng.

Ông Bặc sinh ra Nguyễn Để chức Đô hiệu điểm triều Lý.

Xuống Nguyễn Viễn chức Lý triều Tả tướng quốc.

Nguyễn Phụng chức Lý triều Tả đô đốc.

Nguyễn Nộn Xưng chức Hiếu Võ Thắng Đại Vương.

Nguyễn Thế Tứ chức Trần triều đô hiệu điểm.

Nguyễn Nạp Hòa chức Trần triều đại tướng quân.

Nguyễn Công Luật chức Trần triều hữu hiệu điểm.

Nguyễn Minh Du chức Trần triều dụ cần vương.

Nguyễn Biện chức Quảng tráng.

Nguyễn Chiếm chức Quản nội.

Nguyễn Trữ chức Triều quang hầu thời Lê.

Nguyễn Công Doãn chức Lê triều hoằng quốc công.

Nguyễn Như Trác chức Lê triều phó quận công.

Nguyễn Văn Thao chức Lê triều trướng quốc công.

Rồi đến Trình quốc công Nguyễn Kim.

- Sách Chánh biên liệt truyện viết về thế hệ của Nguyễn Hữu Dật từ Nguyễn Trãi xuống ông Sùng, ông Nghĩa, ông Doãn, ông Đức Trung, ông Hữu Vĩnh, ông Hữu Đạt, ông Dẫn, ông Triều Văn đến Hữu Dật là người sinh ra Hữu Hào, Hữu Cảnh.

- Nam phong tạp chí 130. Sở Cường Lê Dư viết : Dực quốc công Thái sư Nguyễn Trãi tiên thế là Nguyễn Bặc tướng của Đinh Bộ Lĩnh : khi Nguyễn Trãi bị án tru di, có một người thiếp đang có thai thoát được trốn vào Tống sơn - Gia Miêu ngoại trang sanh ra người con tên Long, làm quan triều Lê trước Sùng quốc công (ông Sùng) sanh ra Nguyễn Hoằng Đạo phong Hoằng quốc công (ông Hoằng). Ông Hoằng sanh Nguyễn Văn Lang giúp Lê Uy Mục, Tương Dực đánh Mạc Đăng Dung phong là Nghĩa quốc công (ông Nghĩa). Ông này sanh 2 trai là Nguyễn Khiêm và Nguyễn Gia, ông Gia tức là Nguyễn Hoằng Dụ phong An hòa hầu, Trừng quốc công. Nguyễn Hoằng Dụ sanh ra Nguyễn Kim, Nguyễn Kim sanh Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa đã đem theo một số người Tống Sơn vào theo, đến đời Chúa thứ hai, họ Nguyễn này đã lót thêm chữ “Phúc”. Nên từ đó cánh Nguyễn Hoằng Dụ lót thêm chữ “Phúc”, cánh Nguyễn Triều Văn (cùng một Tổ trên Nguyễn Trãi) lót chữ “Hữu” cho phân biệt.

 Đến đời Chúa thứ chín Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn diệt, chỉ còn sót một Nguyễn Phúc Ánh (1777) loanh quanh trên vùng đất miền Nam cho đến năm 1790, khi Tây Sơn yếu thế mới có cơ hội Bắc tiến để 10 năm sau thống nhất đất nước, mở đầu chính thống nhà Nguyễn truyền được 13 đời.

Gia Long Nguyễn Phúc Ánh truyền ngội cho Minh Mạng Nguyễn Phúc Đỡm. Từ đây có qui định mới về cách đặt tên theo đế hệ và phiên hệ chi theo bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt :

Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh

Bảo Quí Định Long Tường...

Miên là Nguyễn Phúc Miên Tông tức Thiệu Trị.

Hồng là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm tức Tự Đức.

Nhưng chỉ mới dùng đến chữ Vĩnh (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức Bảo Đại) thì hết.

II. Gia phả họ Mạc ở Hà Tiên

Mạc Cửu người xã Lê Quách, huyện Hải Khương, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (1655-1735) là một thế gia vọng tộc, không tùng phục nhà Thanh, đem gia quyến xuôi về Nam, tá túc ở cửa biển Mang Khảm, được quốc vương Chân Lạp thu dụng cho cai trị ở đấy, dần dần mở mang đất Hà Tiên rất là thịnh vượng. Lúc đó là lúc Chúa Nguyễn đang bành trướng thế lực ở miền Nam, gây nhiều áp lực với Chân Lạp, rồi Miên cầu viện với Xiêm phát sinh nhiều biến loạn nên mưu thần xui Mạc Cửu về đầu phục Chúa Nguyễn năm 1714. Nguyễn Hiếu Minh Vương Nguyễn Phúc Khoát chấp nhận thu phục đặt tên trấn là Hà Tiên, phong Mạc Cửu chức Tổng binh cửu ngọc hầu. Cho đến đời Hiến Minh Vương 11 Nguyễn Phúc Trú thì Mạc Cửu mất thọ 81 tuổi. Con là Mạc Thiên Trí (Tích) lên thay, được Chúa ban sắc tiếp tục giữ chức Khâm sai tổng binh Tòng Đức Hầu, đồng thời xem xét công trạng, nguồn gốc nên ban cho việc đổi tên họ từ nay họ

  

III. Gia phả An toàn hầu Trịnh Hoài Đức (1765-1825)

Chỉ mới thấy trang đầu của gia phả họ Trịnh kể rằng : Nguyên tịch người làng Phước Hồ, huyện Trường Lạc, phủ Phước Châu, tỉnh Phước Kiến. Ông viễn Tổ là Binh bộ Thượng thư thời Minh Mạt, ông nội là Trịnh Hội không phục tùng Mãn Thanh đã chạy qua Việt Nam ngụ ở Phú Xuân, rồi vào ở Đại Phố châu, Thanh Hà xã, dinh Trấn Biên (tức là Biên Hòa nơi hợp lưu giữa sông Phước Long và sông Đồng Nai). Ông nhờ buôn bán mà giàu có, cha là Trịnh Khánh giỏi về cờ tướng và viết chữ đại tự, có làm quan ở Qui Nhơn thời chúa Võ Vương. Năm 1775, dinh Trấn Biên bị phá, Trịnh Khánh mất. Hoài Đức theo mẹ chạy về Phiên An, mới 10 tuổi, ở nơi chùa Giác Lâm làm kẻ đốt nhang. Đức lớn dần lên, theo học thầy Võ Trường Toản, năm 1788 Nguyễn Vương khôi phục Gia Định, mở khoa thi, ông cùng bạn bè hơn 20 người đều thi đỗ, được bổ Hàn lâm viện chế cáo, Tân Bình huyện lịnh rồi theo Nguyễn Vương đánh Tây Sơn. Khi Gia Long lên ngôi được phong là Hộ bộ Thượng thư, Hiệp tổng trấn Gia Định, thời Minh Mạng thăng Hiệp biện Đại học sử, Lại bộ kiêm Binh bộ Thượng thư, Quốc sử quán Tổng tài mất ở nhiệm sở năm 61 tuổi, đưa về táng ở xã Bình Trước (Biên Hòa).   

Ông có các con:

- Trịnh Thiên Nhiên. Hàn lâm viện biên tu Thành xuyên bá.

- Trịnh Thiên Lộc. Lấy công chúa làm phò mã Đô úy.

- Trịnh Thiên Bửu. Tập ấm.

Ông kết bạn với Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định gọi là Gia Định tam gia. Có tập Cấn trai thi tập gồm 327 bài.

IV. Gia phả họ Trương ở Hanh Thông xã 

- Họ Trương đây là họ của ông Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, có nguồn gốc từ Quảng Bình, vào ở Bình Định lúc cuối thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần. Gia phả do người trong tộc viết từ năm 1886. Nhưng nơi nhà thờ Trương gia từ đã làm thất lạc từ năm 1945 do tình cờ mà nhóm Nghiên Cứu & Thực hành Gia phả chúng tôi sưu tầm được bản chữ Nho, sau đó dịch ra và cung cấp lại cho dòng họ Trương đã được sự đón tiếp khá nồng nhiệt.

- Về các bài vị, thần chủ chữ Nho: Bài vị hay thần chủ được đóng bằng gỗ, cao khoảng 3-4 tấc, có chân chạm trổ hoặc không, được sơn son thếp vàng, khắc chữ trên đó.

· Hàng giữa đề: Đại nam Hiển khảo (tỷ) nguyên Hương chủ tánh Nguyễn húy Phước chi thần chủ (linh vị).

· Hàng bên phải: Ngươn sanh Giáp tý niên.

· Hàng bên trái: Tốt ư Quý Hợi niên, ngũ nguyệt, thập lục nhịn, ngọ thời.

Khi trong gia đình có người già qua đời, sau khi an táng người ta thiết lập một bài vị để lên bàn thờ để thờ vĩnh viễn, nhưng khi đã qua 5 đời, không còn cúng giỗ nữa thì người ta đem chôn đi gọi là “ngũ vị mai thần chủ”. Ngày nay cũng còn do nhà hòm cung cấp bằng giấy bồi được các vị sư ghi tên tuổi, năm sanh, ngày mất, nhưng chỉ một thời gian nào đó thì gia đình đem đốt đi (thường là sau 2 năm mãn tang).

 

Nếu bài vị xưa có còn chăng là ta thấy những người được gởi Hậu vào chùa. Nghiên cứu vào các bài vị này đôi khi cũng giúp cho việc dựng gia phả.

Đơn cử như hiện nay nơi nhà thờ Trương gia từ còn giữ được 159 bài vị, đem so sánh với gia phả họ Trương thì có muộn hơn nhưng là một tài liệu quí giá trong việc dựng và bổ sung cho gia phả có sẵn.

- Mộ bia: Đi vào trong các nghĩa trang, ta thấy hiện nay người ta dựng mộ bia phần nhiều bằng chữ Việt, ai cũng đọc cũng hiểu được, duy có một số mộ cổ ghi bằng chữ Nho vẫn còn gây không ít khó khăn.

Mộ bia chữ Nho về hình thức cách ghi cũng tương tự như bài vị, cũng tên họ chức tướt, năm sanh, ngày mất, đôi khi có ghi thêm tên các con cháu lập bia.

Dù sao thì bài vị và mộ bia cũng giúp cho ta biết thêm về năm sanh, năm mất của ông bà mà vì không có gia phả nên bị quên đi và cũng nhìn vào mộ bia có khi ta biết được tên cũ của làng tổng mình trước đây.

Trong quá trình dựng gia phả, chúng tôi gặp và đính chính các trường hợp mộ bia dưới đây:

  

 VÕ VĂN SỔ

(GP: 23-8-2009)